Blogspot là gì? Có nên dùng Blogspot? Khi nào nên sử dụng Blogspot?

Blogspot là gì? Có nên dùng Blogspot? Khi nào nên sử dụng Blogspot?

Cập nhật ngày Bởi
Hãy bỏ 2 phút để đọc bài viết này trước khi ghé thăm kho template của mình nhé.

Blogspot là gì?

Blogspot là một hệ thống website được cung cấp bởi Google, giúp bạn tạo ra những trang blog (website) miễn phí với nhiều giao diện khác nhau phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Với Blogspot, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về chi phí hosting hàng tháng, chi phí bảo trì sửa lỗi website, khả năng bị ddos website ..., gần như không phải lo lắng bất kỳ điều gì cả. Bởi mọi thứ đều được Google hỗ trợ.

Tuy nhiên đó chỉ là những ưu điểm, nó sẽ có một số nhược điểm nhưng không lớn, mình sẽ đi vào chi tiết ở bên dưới.

Có nên dùng Blogspot?

Để trả lời cho câu hỏi "Có nên dùng Blogspot?" chúng ta hãy phân tích ưu và nhược điểm của nó

Ưu điểm
  • Đầu tiên chắc chắn là: Hoàn toàn miễn phí. Bạn chẳng tốn đồng nào để có hẳn cho mình một trang web, trong khi sử dụng các mã nguồn, dịch vụ khác, bạn tốn chi phí khởi tạo, tiền tên miền, đến giao diện, hosting, ... sơ sơ là mấy triệu đồng.
  • Nhanh chóng và dễ dàng tạo một blog/website: Chỉ cần 1 tài khoản google và 3 phát click, bạn đã có cho mình một trang blog, website đơn giản để chia sẻ đến mọi rất nhanh gọn.
  • Số lượng blog được tạo ra là không giới hạn: Bạn có thể tạo cho mình vài blog đến cả trăm blog trên cùng 1 tài khoản Google, điều này gần như không thể xảy ra với các hệ thống, mã nguồn khác.
  • Kho giao diện (được gọi là Template) rất nhiều và chuyên nghiệp, có thể tùy biến đủ kiểu nếu như bạn am hiểu về CSS và HTML (chỉ cần 2 cái này là có thể quẩy trên Blogspot được rồi)
  • Bảo mật? Đây là hệ thống của Google, vấn đề bảo mật là để Google lo, chứ bạn chẳng cần đụng tay chân đến đâu.
  • Giao diện quản trị thân thiện, dễ sử dụng, không mất quá nhiều thời gian để làm quen (mình chỉ cần lướt qua 1 lần 2 lần là nhớ hết, còn các bạn thì sao mình không biết... mình chém gió đấy)
  • Được google index khá nhanh, như kiểu con ông cháu cha nên được ưu tiên vậy.
  • Dễ dàng thay đổi giao diện: Như đã nói ở trên, blogspot có số lượng giao diện khá lớn, và để thay đổi giao diện, chỉ qua vài bước mà thôi.
Nhược điểm
  • Thỉnh thoảng bị nhà mạng chặn: Trong 3 năm sử dụng blogspot mình đã gặp 2 lần tình trạng nhà mạng chặn tên miền mặc định của blogspot, tuy nhiên chỉ trong vài giờ mà thôi. Và ở các điểm truy cập SWifi Free họ cũng có chặn tên miền truy cập mặc định của blogspot (còn tên miền tùy chỉnh thì không sao)
  • Phải tuân thủ chính sách của Google: Dùng sản phẩm của Google nên tuân thủ các chính sách của Google, như không có nội dung đồi trụy, không liên quan đến chính trị, không chèn virus... Nếu xui xui mà Google nó quét trúng sẽ bị xóa blog ngay.
  • Khả năng tùy biến không cao: Nếu bạn không biết về lập trình, về Java, CSS, HTML sẽ khó mà tùy biến giao diện theo ý thích.
  • Đường link bài viết không đẹp vì chứa thông số tháng năm, link danh mục thì lại chứa chữ label.
  • Và cuối cùng nhược điểm lớn nhất của nó là khả năng SEO không thể bằng wordpress bởi vì wordpress có các plugin hỗ trợ SEO mà bạn không cần làm quá nhiều, nhưng với Blogspot thì bạn phải SEO thủ công khá cực đấy.

Khi nào nên sử dụng Blogspot? 

Qua các nhận xét về ưu nhược điểm trên, mình sẽ hướng cho các bạn nên dùng blogspot làm gì
  • 1. Làm blog cá nhân: Cái này thì tuyệt vời luôn, miễn phí hoàn toàn mà lại dễ dùng.
  • 2. Làm các trang thông báo, trang tin tức dành cho các group facebook, group zalo ...
  • 3. Làm website bán hàng (chỉ nên dành cho các shop buôn bán chính trên facebook, instagram ... dùng làm trang trưng bày sản phẩm cho khách hàng dễ tìm sản phẩm hơn bởi như đã nói, blogspot không thể SEO tốt bằng Wordpress)
  • 4. LandingPage giới thiệu bản thân, giới thiệu doanh nghiệp, công ty (chỉ landing one page giới thiệu bởi vì các link bài viết hay link trang tĩnh không đẹp)

Vậy qua 3 mục mình đã giải thích cho các bạn Blogspot là gì? Có nên dùng Blogspot? Khi nào nên sử dụng Blogspot?. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết. Nếu có nhu cầu mua template nhớ ghé Kho Giao Diện của mình nhé!

Nhận xét

×